Chúng ta thường có thói quen đọc đến đâu dịch ngay đến đó, kể cả gặp từ mới cũng tra từ điển rồi dịch luôn. Như vậy, cảm giác bài viết rất khô khan và mất đi sự thuần Việt. Cách dịch ngay từ đầu không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hướng đi cho toàn bộ bài dịch như văn phong, các nét văn hóa…
Không có định hướng sẽ khiến cho bài viết không còn tính hệ thống và sự thống nhất.
Để tránh tình trạng này, hãy thực hiện bài dịch tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Đọc 1 lần toàn bộ tài liệu
Mục đích của lần đọc này là nhận diện được ý tưởng của bài viết.Sau khi đọc, bạn có thể tóm tắt toàn bộ bài viết thành một vài ý chính. Trong bước đầu tiên này, bạn không cần thiết phải đọc từng câu từng chữ và cũng không nhất thiết hiểu hết nội dung.
Cách thực hiện:
- Đọc lướt tiêu đề: lấy được sườn ý của văn bản cần dịch
- Đoạn đầu và đoạn cuối khá quan trọng, hãy nắm ý và ghi nhớ chúng
- Xác định định hướng văn bản
- Ghi lại những gì đã thu nạp được
Bước 2: Nhận diện từ, nhóm từ khó dịch
Mục đích của bước này là học theo nghĩa từng văn cảnh chứ không theo nghĩa cố định. Bạn cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm từ thành ngữ.
2 nhóm từ này rất quan trọng, thông thường bạn sẽ chọn lựa cách dịch theo đúng nghĩa đen nhưng theo bước 1, hãy nhớ ngữ cảnh và dịch chúng theo đúng nghĩa với chủ đề.
Ví dụ: “It was estimated that.”
Nếu dịch theo phong cách word for word thì câu này có nghĩa rằng “Nó được tính toán rằng”.
Nhưng như thế sẽ không phù hợp với văn cảnh và không thuần Việt chút nào. Bạn nên dựa vào câu trước và dịch lại cho sát với chủ đề là “Người ta tính toán rằng”.
Bước 3: Sắp xếp lại câu rõ ràng
Mục đích khi nhận diện câu là phân tích thành phần cấu tạo để hiểu chính xác nghĩa của câu.
Sẽ có trường hợp văn bản có cấu trúc khá phức tạp. Để thuận tiện cho việc dịch nghĩa, bạn có thể lựa chọn cách sắp xếp lại theo đúng câu và nghĩa.
Cách thực hiện (Nên áp dụng với câu có nhiều mệnh đề đan xen)
- Ghi chú lại những câu tiếng Anh khó nhớ hoặc thành ngữ thông dụng
- Thường xuyên củng cố danh sách câu khó nhớ này và ôn luyện thường xuyên
- Dựa vào một vài từ khóa quan trong trong câu và dịch theo ngữ cảnh
- Kiểm tra lại danh sách này để chắc chắn hơn về nghĩa. Bạn nên tạo file excel để dễ dàng cho việc tìm kiếm
Hãy xem xét ví dụ:
“The second provision under which member states may restrict free trade on environmental ground is Article 130t, which was also inserted by the Single European Act.”
Nếu để nguyên như thế mà dịch bạn sẽ gặp không ít khó khăn. Sắp xếp lại câu là một gợi ý tuyệt vời.
“The second provision is Article 130t, … under which member states may restrict free trade on environmental ground, … which was also inserted by the Single European Act.”
Bước 4: Xác định văn phong của tài liệu
Bạn đã biết được nội dung cơ bản của chủ đề, biết được cấu trúc ngữ pháp, từ vựng.. Vậy thì bây giờ là bước để bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cách mà tác giả trình bày.
Nếu mỗi sản phẩm dịch lấy thước đo chính xác 100% thì có lẽ tất cả các bản dịch đều được đánh giá là chất lượng. Tuy nhiên với các đối tượng trình bày khác nhau thì việc chính xác thôi chưa đủ. Một bài dịch tốt là bài dịch phụ thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng.
Để đáp ứng được yêu cầu này bạn hãy trả lời các câu hỏi:
- Văn bản dịch này là trang trọng hay thông thường
- Đối tượng độc giả mà bạn sẽ trình bày là ai?
- Sắc thái ngôn ngữ, văn phong diễn đạt.. của bài viết như thế nào?
Bước 5: Dịch từng câu, từng đoạn
Bắt tay vào dịch văn bản lần thứ nhất, lần này không yêu cầu quá cao về cách diễn đạt và câu văn nhưng cần chính xác nhất với văn bản gốc. Bạn nên tách rời thành các câu với nhau và xem sự liên kết của chúng để ghép nối cho phù hợp.
Bước thực hiện:
- Sắp xếp lại những câu phức tạp và tách các ý với nhau
- Bắt đầu dịch từng câu cho đến hết
Bước 6: Biên tập lại cho phù hợp với lối nói của người Việt
Sau khi đã dịch xong từng câu, hãy rà soát lại đoạn văn toàn bộ. Không nên để lặp lại từ vựng trong các cú pháp hoặc cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn.
Không phải tất cả những gì được trình bày trong văn bản gốc cũng phải dịch hoặc bạn có quyền thêm một số từ ngữ khác để đảm bảo bản dịch rõ nghĩa hơn.
Cách thực hiện:
- Đọc lại toàn bộ bài dịch
- Tìm vấn đề chưa ổn trong từng đoạn văn
- Dịch lại dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu của văn bản
- Rà soát các lỗi câu, từ không đáng có và chỉnh sửa
Bước 7: Đánh giá bài dịch tiếng Anh
Đôi khi bạn không thể tránh khỏi những nghi ngờ của bản dịch khó. Tốt nhất hãy dùng đến sự giúp đỡ của các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm. Nếu không hãy trao đổi với khách hàng để giải quyết những khúc mắc của mình.
Điều quan trọng nhất của bài dịch là xem xét bài dịch đã đúng nghĩa chưa. Từng câu từng từ đã có văn phong phong phú và thuần việt chưa.
Bài dịch tốt cần đảm bảo những yếu tố gì?
- Vẫn là phù hợp với chất văn của Việt Nam
- Chủ đề nêu lên đã thực sự được giải quyết
- Còn lỗi sai nào không về chính tả, ngữ pháp
- Câu văn đã rõ ràng, trình bày dễ hiểu chưa?
- Còn điểm gì cần khắc phục sau khi dịch xong văn bản này